TRƯỜNG CÔNG GIÁO DẠY HỌC SINH TỰ CHỦ TỐT HƠN
#GNsP- Viện
nghiên cứu Thomas B. Fordham gần đây phát hiện ra rằng học sinh tiểu học của các trường Công
giáo, bất kể chủng tộc, giới tính hay tình trạng kinh tế xã hội đều có khả năng tự chủ và tự
giác cao hơn các trẻ học tại các trường công lập hoặc tư thục ngoài Công
giáo.
Nghiên cứu đã thực hiện hai cuộc khảo sát về hành vi
của hàng ngàn học sinh tiểu học thuộc các trường công lập, Công giáo và tư
thục.
Theo các giáo viên tham gia khảo sát, học sinh thuộc các trường Công giáo ít có “các hành vi bộc phát” hơn, nghĩa là họ không cãi vã, giận dữ, bốc đồng hoặc gây rối thường xuyên như học sinh của các trường khác.
Ngoài ra, những học sinh Công giáo còn “kiểm soát tính khí mình tốt hơn, tôn trọng tài sản của người khác, đón nhận ý kiến của bạn học và có khả năng chịu được áp lực lớn”. Đường nhân khẩu học đã cho thấy điều này là đúng.
Trên trang web của mình, Viện Fordham khuyến khích phương pháp học tập toàn diện
dành cho mỗi trẻ em tại Hoa Kỳ thông qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá đáng tin cậy. Người
ta thường xem nơi đây là viện chính sách chiến lược.
Khi người ta ủng hộ nghiên cứu này thì chuyên gia Viện CATO, ông Corey A.
DeAngelis cảnh báo rằng đây có thể không phải quan hệ nhân quả (vì thực sự không có phương
pháp nào có thể tạo ra được một nhóm có khả năng kiểm soát), vì còn có nhiều yếu tố khác góp
phần hình thành nên thái độ tốt của một đứa trẻ hơn là kiểu trường lớp mà các em theo
học.
Tuy nhiên, ông DeAngelis cho rằng có nhiều nguyên nhân để người ta cho rằng các trường Công giáo đặc biệt có thể tạo ra một môi trường phát triển ý thức tự chủ của học sinh. “Các trường tôn giáo có được lợi thế cạnh tranh trong việc định hình nhân cách vì các em học sinh không chỉ có trách nhiệm trước giáo viên, mà trước Thiên Chúa nữa”.
Chuyên gia DeAngelis cũng suy đoán rằng bản chất thân thiện của nhiều trường
Công giáo sẽ tạo thuận lợi cho môi trường học tập đem lại lợi ích cho học
sinh.
“Dường như các em bị thu hút và quan tâm đến một ngôi
trường có văn hóa học tập mạnh mẽ”.
Một hệ thống
trường có nền văn hóa mạnh mẽ như vậy là trường Cristo Rey. Hệ thống này đặc biệt phục vụ các
trẻ em nghèo, và đại đa số các em là người da màu.
Chương trình Cùng nhau Học tập và Làm việc của họ đã giúp học sinh làm việc
trong môi trường văn phòng để trang trải học phí. Một học sinh trung bình của Cristo Rey
thường học chậm hơn các bạn trường khác hai lớp nhưng bù lại, khoảng 90% các em sau khi tốt
nghiệp sẽ học đại học.
Giám đốc điều hành hệ thống Cristo
Rey, cô Elizabeth Goettl thừa nhận các tiêu chuẩn cao được các nhà giáo Công giáo đặt ra nhằm
đạt được kết quả này.
“Học sinh trường Công giáo thường
biểu hiện tự chủ và tự giác tốt hơn các bạn khác vì tất cả mọi người đều rất mong đợi ở các em
những thái độ đó”. Các thầy cô và học sinh lớn hơn đều làm gương cho các em, đó là điều cô
Goettl cho là đã có ảnh hưởng ăn sâu đến các học sinh khác.
Tiến sỹ Dale McDonald, giám đốc ban chính sách công và nghiên cứu giáo dục thuộc
Hiệp hội Giáo dục Công giáo Hoa Kỳ cho trang CNA biết bà ủng hộ những chương trình này vì “một
đứa trẻ không nên chịu thiệt thòi vì cha mẹ chúng không có khả năng chi
trả”.
Chuyên gia DeAngelis cũng có chung suy nghĩ đó. Ông
nói rằng, “Chúng ta đã cho phép những gia đình khá giả cho con đi học tại các trường tôn giáo.
Chúng ta không được ngăn cấm những người nghèo cho con họ học tại các trường này chỉ vì họ
không có các phương tiện tài chính. Các gia đình nghèo cần được tự do thực hành các tôn giáo
của họ ngay cả khi họ cần có tài chính để làm như thế”.